image banner
Sơn La: Góp ý kiến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Khám bênh, chữa bệnh
Ngày 16,17/5/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đồng chí Phạm Thị Hà – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có các đồng chí: Kha Mạnh Sâm – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Việt – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế,Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Sơn La, Ban Thường vụ Liên hiệp Hội và đại diện lãnh đạo một sốhội thành viên.

anh tin bai
 Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo – Tuấn Đạt

Hội thảo tổ chức với mục đích tập hợp phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong tỉnh và các hội thành viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật. Tại Hội thảo các đại biểu đều nhất trí cao với việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Khám bệnh, chữa bệnh là thực sự cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hànhvà phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sau gần 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình. Các cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều địa phương tổ chức triển khai các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình sáng tạo, năng động, phát huy hiệu quả tốt cũng như huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Những quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 còn chưa thực sự phù hợp với diễn biến tình hình bạo lực gia đình trong giai đoạn hiện nay. Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62  điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 điều trong Luật hiện hành; xây dựng mới hoàn toàn 17 điều; bỏ 3 điều, so với Luật hiện hành tăng 16 điều.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh được ban hành năm 2009. Việc xây dựng Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới. Lấy người bệnh là trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao. Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), gồm 12 chương, 106 điều, bổ sung 3 chương, 15 điều so với Luật Khám, chữa bệnh hiện hành.

Qua Hội thảo Liên hiệp hội đã nhận được trên 60 ý kiến tư vấn của các đại biểu xung quanh các vấn đề gồm: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, thể thức văn bản, hồ sơ và kỹ thuật xây dựng Luật, tiêu đề của dự thảo Luật, phạm vi điều chỉnh, bổ sung giải thích từ ngữ, sửa đổi bổ sung nội dung nhiều điều thuộc dự thảo Luật và một số vấn đề đề xuất nghiên cứu bổ sung thêm.

Sau Hội thảo Liên hiệp Hội đã tổng hợp ý kiến tư vấn báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu, tổng hợp.

Hải Thành. Ảnh: Tuấn Đạt
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập