image banner
Lào Cai ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số
Với mục tiêu thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững, Tỉnh ủy Lào Cai vừa ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Để thực hiện các chỉ tiêu chính về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, Lào Cai sẽ triển khai 5 nhóm giải pháp nhằm phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Lào Cai trong nhóm các tỉnh, thành phố ở mức khá về chỉ số xếp hạng chuyển đổi số. Đó là: Tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức; Xây dựng thể chế, chính sách, đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số; Phát triển hạ tầng số, nền tảng số; Ưu tiên trong từng lĩnh vực chuyển đổi số; Bảo đảm an toàn dữ liệu, thông tin và an ninh mạng.

Trọng tâm là xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyển đổi số, nhân lực số tỉnh Lào Cai; hỗ trợ thu hút, đào tạo chuyên gia của tỉnh về an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi số. Chính sách hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thu hút đầu tư phát triển công nghệ số và các các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Thực hiện gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển chính quyền số, đô thị thông minh, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số. Rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số.

Lào Cai cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số với việc thúc đẩy phát triển hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng Internet vạn vật (IoT); tái cấu trúc, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng nội bộ, mạng diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng trong hệ thống chính trị làm nền tảng phục vụ cho chuyển đổi số. Thực hiện lộ trình số hóa hạ tầng thiết yếu khác phục vụ chính quyền số, đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số, như: hạ tầng giao thông, điện, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, kinh tế, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch,…Xây dựng, phát triển, ứng dụng các nền tảng số, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, nền tảng đô thị thông minh, nền tảng ứng dụng di động, nền tảng dịch vụ dùng chung, dữ liệu dùng chung, định danh, xác thực điện tử, thanh toán điện tử, giám sát an toàn, an ninh mạng,…

Đối với các nội dung ưu tiên chuyển đổi số, Lào Cai chú trọng phát triển 3 trụ cột chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Phát triển chính quyền số đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội. Phát triển kinh tế số, ưu tiên tập trung phát triển kinh tế số gắn với xã hội số các ngành, lĩnh vực: Du lịch, kinh tế cửa khẩu, giao thông vận tải, logictics; nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên môi trường, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại điện tử, hỗ trợ đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số thúc đẩy kinh tế số các ngành, lĩnh vực khác. Triển khai chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. Phát triển xã hội số, trọng tâm bằng việc phát triển hạ tầng Phổ cập mạng 4G, 5G, kết nối internet băng rộng, địa chỉ số đến đến hộ gia đình. Triển khai định danh và xác thực điện tử, danh tính số, chữ ký số cá nhân để hình thành công dân số. Chuyển đổi số lĩnh vực báo chí, Kinh tế số công nghệ thông tin - viễn thông (ICT); kinh tế số nền tảng; kinh tế số ngành - lĩnh vực truyền thông; Cung cấp kênh giao tiếp trên nền tảng số, cung cấp dịch vụ thiết yếu về y tế, giáo dục, an sinh xã hộị, văn hóa, báo chí, truyền thông,...Đồng thời phát triển nguồn nhân lực số, phát triển kỹ năng số trong xã hội. Phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số đồng bộ, ưu tiên trước tại thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, tập trung vào các dịch vụ, lĩnh vực giải quyết các vấn đề bức thiết, nhu cầu thiết yếu của xã hội, như: y tế; giáo dục và đào tạo; du lịch, văn hóa; giao thông, xây dựng, đô thị, logistics; nông nghiệp; môi trường; an ninh trật tự an toàn xã hội; dịch vụ đô thị thông minh khu kinh tế cửa khẩu.

Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Lào Cai xếp vị trí thứ 32/63 tỉnh, thành phố về mức độ chuyển đổi số năm 2020.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập