image banner
Đánh giá sự thay đổi về chất lượng môi trường đất, xác định các yếu tố gây ảnh hưởng chính của mô hình canh tác cây đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Đương quy (Angelica acutiloba) là cây thuốc quý đầu vị, đã và đang được di thực vào Việt Nam, phục vụ sản xuất thuốc tân dược, đông dược và thực phẩm chức năng sau nhiều năm phải nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc. [4]

1. Đặt vấn đề

Lào Cai có tiềm năng về khí hậu, đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của đương quy. Từ 2013, Lào Cai triển khai trồng khảo nghiệm cây đương quy tại huyện Bát Xát, bước đầu cho kết quả tốt. [3]

Tuy nhiên, để phát triển mô hình ở quy mô lớn, việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của mô hình canh tác cây đương quy đến môi trường đất, xác định cụ thể các tác nhân gây ảnh hưởng,... có ý nghĩa quan trọng, góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong canh tác đương quy nói riêng.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu liên quan.

2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.2.1. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học

Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi cấu trúc, phương pháp chọn mẫu có chủ đích:

- Chọn địa điểm điều tra: 03 xã có diện tích gieo trồng tập trung đương quy lớn của Bát Xát: Nậm Pung, Pa Cheo, Y Tý.

- Chọn cỡ mẫu điều tra: theo công thức:

n= z2(p.q) / e2 [1]

Trong đó:

n = cỡ mẫu

z = giá trị phân phối (với độ tin cậy 95% thì z = 1,96) [1]

p = ước tính tỷ lệ % của tổng thể (giả định p = 0,1)

q = 1-p = 0,9

e = sai số cho phép (+-5%) [1]

Áp dụng công thức, ta tính được n = 133,4, chia đều 03 xã, được kết quả:

Địa điểm điều tra

Nậm Pung

Pa Cheo

Y Tý

Kí hiệu

n1

n2

n3

Cỡ mẫu

45

45

44

Tổng

134

- Chọn hộ điều tra, phỏng vấn: Căn cứ bước nhảy: k = N/n [1]

Trong đó:

+ k: Bước nhảy

+ N: Số hộ gia đình (số hộ tham gia canh tác đương quy tại địa điểm điều tra)

+ n: Cỡ mẫu

Địa điểm điều tra

Nậm Pung

Pa Cheo

Y Tý

N

230

212

177

n

45

45

44

k

5,1

4,7

4,0

  • -Xây dựng phiếu điều tra: Chia 02 nhóm:

+ Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý: 02 cán bộ phòng NN&PTNT, 02 cán bộ phòng TN&MT và 01 cán bộ Trạm Khuyến nông. Tổng 05 phiếu

+ Phiếu phỏng vấn hộ canh tác đương quy: 134 phiếu

Vậy, tổng số phiếu điều tra là: 134 + 5 = 139 phiếu

2.2.2. Phương pháp lấy mẫu, quan trắc và phân tích

a) Địa điểm lấy mẫu: Phải đáp ứng các tiêu chí:

  1. Vị trí địa lý, tài nguyên đất tương đồng;
  2. Đồng nhất về hoạt động canh tác, là vùng chuyên canh đương quy nhiều năm;
  3. Không chịu ảnh hưởng của các nguồn thải khác.

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu đất trước khi gieo hạt, chuẩn bị cho vụ đương quy mới

TT

Tên mẫu

Tên hộ

Địa chỉ

Tọa độ

1

Đ1

Phu Sá Sơ

Mò Phú Chải, Y Tý

22.646749, 103.624764

2

Đ2

Ngô Quốc Cường

Sín Chải, Y Tý

22.651269, 103.602517

3

Đ3

Giàng Chứ

Tả Pa Cheo 1, Pa Cheo

22.475361, 103.760622

4

Đ4

Vù Quang Chu

Tả Pa Cheo 2, Pa Cheo

22.488606, 103.754785


5

Đ5

Vàng A Danh

Tả Chải 1, Nậm Pung

22.448571, 103.731852


6

Đ6

Lý Mờ So

Tả Chải 2, Nậm Pung

22.433419, 103.728762


 

Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu đất sau khi thu hoạch đương quy

TT

Tên mẫu

Tên hộ

Địa chỉ

Tọa độ

1

Đ1’

Phu Sá Sơ

Mò Phú Chải, Y Tý

22.646749, 103.624764

2

Đ2’

Ngô Quốc Cường

Sín Chải, Y Tý

22.651269, 103.602517

3

Đ3’

Giàng Chứ

Tả Pa Cheo 1, Pa Cheo

22.475361, 103.760622

4

Đ4’

Vù Quang Chu

Tả Pa Cheo 2, Pa Cheo

22.488606, 103.754785


5

Đ5’

Vàng A Danh

Tả Chải 1, Nậm Pung

22.448571, 103.731852


6

Đ6’

Lý Mờ So

Tả Chải 2, Nậm Pung

22.433419, 103.728762


b) Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị mẫu

Theo TCVN 4046 – 85 và TCVN 4047 – 85.

c) Thời gian lấy mẫu

- Trước khi gieo hạt, đất đang nghỉ, chuẩn bị cho vụ mới: 10/2022.

- Sau khi thu hoạch đương quy, chưa cày ải, xử lý đất: 9/2023.

d) Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích


  1. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích

TT

Thông số

Đơn vị

Phương pháp đo và phân tích

Loại máy

Độ nhạy

I

Đo hiện trường – Các chỉ tiêu vật lý

1

Nhiệt độ

oC

Đo hiện trường

Hanna HI9147-04

10-2

2

Độ ẩm

%

Đo hiện trường

Hanna HI9147-04

10-2

II

Phân tích PTN – Các chỉ tiêu hóa học

1

T-N

mg/kg

TCVN 4051-85:1986

 

-

2

P2O5

mg/kg

TCVN 4052-85:1986

 

-

3

K2O

mg/kg

TCVN 4053-85:1986

 

-

4

As

mg/kg

TCVN 8467:2010

 

-

5

Cd

mg/kg

TCVN 6496:2009

 

-

6

Pb

mg/kg

TCVN 6496:2009

 

-


e) Cơ quan phân tích

Công ty Tư vấn môi trường Việt Khoa

Đ/c: Số 62A, ngõ 304 Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đ/c PTN: Số 17 ngõ 172/69 đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội.

2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Xử lý thống kê, sử dụng phần mềm EXCEL.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Thực trạng canh tác cây đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Tình hình sản xuất cây đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai


  1. Bảng 3.1: Thống kê diện tích trồng cây đương quy tại khu vực nghiên cứu, so với toàn huyện Bát Xát qua các năm 2018 – 2019 [3]

TT

Khu vực nghiên cứu (KVNC)

Năm 2018

Năm 2019

Tổng hộ trồng

Tổng diện tích trồng (ha)

Tổng hộ trồng

Tổng diện tích trồng (ha)

1

Nậm Pung

193

5,0

230

5,3

2

Pa Cheo

179

4,2

212

4,5

3

Y Tý

151

10,1

177

10,7

Tổng cộng

523

19,2

619

20,5

4

Huyện Bát Xát

630

20,0

715

21,7


  1. Kết quả điều tra, phỏng vấn về hiện trạng hỗ trợ trong sản xuất đương quy và cơ cấu thị trường tiêu thụ được thể hiện trong bảng sau:
  2. Bảng 3.2: Hiện trạng hỗ trợ đối với các hộ trồng đương quy tại KVNC

    TT

    Nội dung

    Nhà nước

    Doanh nghiệp

    1

    Hỗ trợ kỹ thuật

    35,97

    64,03

    2

    Hỗ trợ tài chính

    100,00

    0,00

    3

    Hỗ trợ cây giống

    28,06

    71,94

     

    Cơ cấu thị trường tiêu thụ đối với đương quy:

  3. Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ

    TT

    Sản phẩm

    Cơ cấu (%)

    Bao tiêu

    Thị trường tự do

    Gia đình sử dụng

    Tồn

    kho

    1

    SP tươi

    78,42

    25,18

    100

    0

    2

    SP khô

    35,97

    64,75

    100

    0

     

    3.1.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác đương quy tại KVNC

  4. Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình trên 1ha của mô hình canh tác đương quy, so sánh với cây lúa

TT

Nội dung

Năng suất (tấn/ha)

Giá bán (triệu đồng/tấn)

Tổng thu/chi (triệu đồng)

I

Cây đương quy

1

Doanh thu

7,5 - 8,0

20 - 21

150 - 168

2

Chi phí

 

 

56 - 60

3

Lợi nhuận

 

 

94 - 108

II

Cây lúa

1

Doanh thu

4,2 - 4,5

3,8 - 3,9

15,9 - 17,6

2

Chi phí

 

 

11,5

3

Lợi nhuận

 

 

4,5 - 6,1

Trên cùng diện tích 1ha, tổng lợi nhuận thu được từ mô hình canh tác đương quy cao hơn 17 - 20 lần so với canh tác lúa truyền thống.

3.2. Ảnh hưởng của quá trình canh tác đương quy đến chất lượng môi trường đất tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Diễn biến chất lượng môi trường đất trước và sau canh tác đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Cơ cấu chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp huyện Bát Xát, tính đến 6/2023: 28% chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng màu, 23% chuyển đổi từ đất trồng màu sang đất trồng dược liệu, 31% chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả, còn lại là chuyển sang đất vườn.[3]

Hình 3.1: Cơ cấu chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp huyện Bát Xát (6/2023)

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường đất trước và sau canh tác đương quy được trình bày tại bảng sau:


  1. Bảng 3.5: Chất lượng môi trường đất trước khi canh tác đương quy mùa vụ năm 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp

Kết quả

QCVN 03-MT:2015

Đ1

Đ2

Đ3

Đ4

Đ5

Đ6

1

Nhiệt độ**

°C

QCVN 05:2013/BTNMT

24,8

24,8

25

25,1

25,1

25,2

-

2

Độ ẩm**

%

81

82

82

81

81

81

-

3

pH

-

TCVN 4051-85:1986

6,5

6,5

6,5

6,4

6,6

6,5

-

4

Mùn

%

TCVN 4051-85:1986

6,5

6,6

6,1

6,0

6,2

6,0

-

5

T-N

mg/kg đất khô

TCVN 4051-85:1986

0,215

0,21

0,204

0,198

0,195

0,196

-

6

P2O5

mg/kg đất khô

TCVN 4052-85:1986

0,95

0,98

0,89

0,93

0,93

0,92

-

7

K2O

mg/kg đất khô

TCVN 4053-85:1986

0,033

0,038

0,035

0,035

0,037

0,035

-

8

As

mg/kg đất khô

TCVN 8467:2010

5,22

5,52

6,02

6,0

5,81

5,77

15

9

Cd

mg/kg đất khô

TCVN 6496:2009

0,57

0,58

0,38

0,4

0,37

0,37

1,5

10

Pb

mg/kg đất khô

TCVN 6496:2009

11

17

21

20,5

21

22

70


  1. Bảng 3.6: Chất lượng môi trường đất sau khi canh tác cây đương quy mùa vụ năm 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp

Kết quả

QCVN 03-MT:2015

Đ1’

Đ2’

Đ3’

Đ4’

Đ5’

Đ6’

1

Nhiệt độ**

°C

QCVN 05:2013/BTNMT

26,8

26,8

27

27,1

27,1

27

-

2

Độ ẩm**

%

80

80

80

81

80

81

-

3

pH

-

TCVN 4051-85:1986

6,4

6,35

6,5

6,4

6,51

6,4

-

4

Mùn

%

TCVN 4051-85:1986

5,1

5,6

5,1

5,0

5,0

5,2

-

5

T-N

mg/kg đất khô

TCVN 4051-85:1986

0,257

0,26

0,201

0,258

0,259

0,216

-

6

P2O5

mg/kg đất khô

TCVN 4052-85:1986

0,81

0,78

0,9

0,99

1,01

0,97

-

7

K2O

mg/kg đất khô

TCVN 4053-85:1986

0,025

0,027

0,025

0,025

0,028

0,026

-

8

As

mg/kg đất khô

TCVN 8467:2010

5,91

7,52

8,04

8,01

6,81

6,98

15

9

Cd

mg/kg đất khô

TCVN 6496:2009

0,86

0,89

0,97

0,51

0,45

0,46

1,5

10

Pb

mg/kg đất khô

TCVN 6496:2009

15,1

18,9

25,1

29,2

28,3

32,2

70


Ghi chú:  

- **: Thông s xác định ti hin trường

- -: Không quy định

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: QCKT quc gia v gii hn cho phép ca KLN trong đất (đất nông nghip).

* Về pH:

Hình 3.2: Diễn biến thay đổi pH đất trước và sau canh tác đương quy mùa vụ 2022 – 2023

Sau 01 năm canh tác đương quy, trừ nhóm mẫu Đ3 - Đ3’ và Đ4 - Đ4’, các nhóm mẫu còn lại đều có sự thay đổi nhất định, pH đất có xu hướng giảm.

* Về hàm lượng Mùn: Hàm lượng Mùn trong đất trước canh tác dao động từ 6 – 6,6%. Sau 01 năm canh tác, hàm lượng mùn giảm mạnh, dao động từ 5 – 5,6%.


Hình 3.3: Diễn biến hàm lượng mùn trong đất trước và sau canh tác đương quy mùa vụ 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

* Về hàm lượng Đạm tổng số:

Hàm lượng T-N trong đất trước canh tác dao động từ 0,195 – 0,215 mg/kg đất khô: > 0,200 mg/kg đất khô chiếm 78,23%; 0,195 – 0,198 mg/kg đất khô chiếm 21,77%. Sau 01 năm canh tác, trừ nhóm mẫu Đ3 - Đ3’, T-N tăng nhẹ ở các nhóm mẫu còn lại:

Hình 3.4: Diễn biến hàm lượng T-N trong đất trước và sau canh tác đương quy mùa vụ 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

* Về hàm lượng P2O5: Hàm lượng P2O5 trong đất trước canh tác dao động từ 0,89 – 0,98 mg/kg đất khô.

Hình 3.5: Diễn biến hàm lượng P2O5 trong đất trước và sau canh tác đương quy mùa vụ 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Sau 01 năm canh tác, tại các nhóm mẫu Đ1 - Đ1’, Đ2 – Đ2’ hàm lượng P2O5 giảm, Đ3 – Đ3’ thay đổi không đáng kể, còn lại thì tăng nhẹ.

* Về hàm lượng K2O:

Hình 3.6: Diễn biến hàm lượng K2O trong đất trước và sau canh tác đương quy mùa vụ 2022 – 2023, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Trước khi canh tác giao động từ 0,033 – 0,038 mg/kg đất khô. Sau 01 năm canh tác, hàm lượng K2O giảm nhẹ ở tất cả các mẫu.

* Về hàm lượng Kim loại nặng: Hàm lượng KLN trong đất trước canh tác cây đương quy thấp hơn 2 – 5,36 lần so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Trong đó:

+ Hàm lượng As thấp nhất được xác định tại Đ1 (5,22 mg/kg đất khô), cao nhất tại Đ3 (6,02 mg/kg đất khô), thấp hơn QCVN 03-MT:2015/BTNMT 2,8 lần.

+ Hàm lượng Cd thấp nhất được xác định tại Đ5 và Đ6 (0,37 mg/kg đất khô), cao nhất tại Đ2 (0,58 mg/kg đất khô), thấp hơn QCVN 03-MT:2015/BTNMT 4,05 lần.

+ Hàm lượng Pb thấp nhất được xác định tại Đ1 (11 mg/kg đất khô), cao nhất tại Đ6 (22 mg/kg đất khô), thấp hơn QCVN 03-MT:2015/BTNMT 6,36 lần.

Sau 01 năm canh tác đương quy, hàm lượng KLN trong đất có xu hướng tăng mạnh, nhưng vẫn đảm bảo QCVN 03-MT:2015/BTNMT:

+ Hàm lượng As tăng mạnh nhất tại các nhóm mẫu Đ4 - Đ4’, Đ2 - Đ2’, thấp nhất tại Đ3 - Đ3’, Đ6 - Đ6’.

+ Hàm lượng Cd tăng mạnh nhất tại Đ1 - Đ1’, Đ2 - Đ2’, Đ4 - Đ4’, Đ5 -Đ5’, thấp nhất tại nhóm mẫu Đ3 - Đ3’.

+ Hàm lượng Pb tăng mạnh nhất tại Đ2 - Đ2’, Đ4 - Đ4’, Đ5 - Đ5’, thấp nhất tại Đ1 - Đ1’, Đ3 - Đ3’, Đ6 - Đ6’.

Biên độ giao động tăng từ 1,5 đến 2,7 lần.

3.2.2. Các tác nhân làm thay đổi chất lượng môi trường đất trước và sau canh tác đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

* Kỹ thuật bón phân:

Hình 3.7: Kết quả điều tra về thói quen bón phân trong canh tác đương quy

- Phân hữu cơ: đa số các hộ đều bón phân đúng liều lượng, 121/139 hộ, chiếm 87,05%.

- Phân vô cơ: chỉ 72/139 hộ là bón đúng liều lượng theo hướng dẫn (51,80%), còn lại là bón theo ước lượng, và bón nhiều hơn yêu cầu.

Hiện tượng người dân bón phân NPK (phân vô cơ) vượt quá định lượng cần thiết vẫn thường xuyên xảy ra. Đây là nguyên nhân chính khiến hàm lượng T-N, P2O5, K2O và KLN trong đất tăng sau 01 năm canh tác.

Việc dư thừa Đạm, Lân, Kali và KLN trong đất nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, dư thừa hàm lượng lớn có thể gây ngộ độc cho cây trồng.

Các nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng bón phân không theo hướng dẫn kỹ thuật, bón nhiều hơn mức cần thiết được xác định là: do tâm lý sợ cây thiếu dinh dưỡng (23,02%) và việc chỉ ước lượng lượng phân bón thay vì cân đo chính xác (46,76%).

Ngoài ra, thói quen canh tác, kỹ thuật bón phân chưa đảm bảo: chủ yếu bón vãi trên mặt đất mà không vùi, dễ làm thất thoát dinh dưỡng, giảm hiệu suất sử dụng phân bón và gây ô nhiễm môi trường.

Hình 3.8: Kết quả điều tra về nguyên nhân dẫn đến thói quen bón phân không đúng định lượng của các hộ dân

* Tưới nước:

  1. Bảng 3.7: Khả năng cung cấp nước trong canh tác đương quy tại KVNC

Nội dung

Số hộ

Cơ cấu (%)

Chủ động được nguồn nước tưới

64

46,04

Không chủ động được nguồn nước tưới

75

53,96

Phần lớn chưa chủ động được nguồn nước tưới, nước sử dụng 100% là nước tự nhiên, khai thác tại chỗ, chưa qua kiểm tra và xử lý. Tưới nước bằng vòi phun áp lực cao hoặc bằng gáo làm tăng nguy cơ xói mòn, làm trôi lớp mùn bề mặt. Ngoài ra, do nền địa chất tại đây là feralit núi cao nên khả năng As trong trầm tích được giải phóng, đi vào nước ngầm, từ đó đi vào đất thông qua hoạt động tưới nước là có thể xảy ra.

* Sử dụng thuốc BVTV: Kết quả điều tra cho thấy: 100% thuốc BVTV được sử dụng là thuốc có nguồn gốc sinh học nên hạn chế được tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cụ thể là môi trường đất.

3.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường đất do canh tác đương quy tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.3.1. Giải pháp về đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt tận gốc tại khu trồng cây đương quy hàng năm.

- Nhân rộng mô hình canh tác sử dụng màng ni-lon che phủ luống nhằm hạn chế sự phát triển cỏ dại, sâu bệnh, giảm mất nước, xói mòn và thoái hóa đất.

3.3.2. Giải pháp về khoa học công nghệ, đào tạo, tập huấn

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây đương quy theo tiêu chuẩn GACP - WHO.

- Tập huấn, hướng dẫn người dân xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để sản xuất phân hữu cơ, thay thế cho phân vô cơ.

3.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Khuyến khích dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng sản xuất đương quy tập trung, chuyên canh.

4. Kết luận

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bát Xát tính đến 6/2023 có thay đổi, trong đó 23% diện tích chuyển từ đất trồng màu sang trồng dược liệu. Chất lượng môi trường đất trước và sau canh tác đương quy có sự thay đổi: pH, mùn, K2O giảm ở tất cả các mẫu; T-N, P2O5, KLN diễn biến phức tạp. Tác nhân gây ảnh hưởng chính là do thói quen canh tác: kỹ thuật bón phân, tưới nước chưa đảm bảo. Đề tài đề xuất một số biện pháp thực tế làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường đất do canh tác đương quy: Giải pháp về đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; Về khoa học công nghệ, đào tạo, tập huấn; Về cơ chế, chính sách.

Doãn Thu Hà, Lưu Thị Cúc

 Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập